Phá sản không phải là thất bại
Phá sản là sử dụng không hiệu quả tài năng của chính mình
Nguyên nhân căn cơ của phá sản là: Mượn tiền nhiều hơn mức mình có thể sử dụng hiệu quả.
Nguyên nhân căn cơ của làm giàu là: Mượn tiền đủ mức mình có thể sử dụng hiệu quả.
Tôi sẽ làm rõ các định nghĩa nhỏ:
. Mượn tiền: trong làm ăn còn gọi là huy động vốn. Bản chất như nhau, chỉ khác ở môi trường sử dụng. Bạn có thể nói: “Tôi đang huy động vốn để mua Iphone 12”. Một công ty có thể nói: “Chúng tôi đang mượn tiền để mua thêm 2 nhà máy.”
. Sử dụng tiền: trong làm ăn còn gọi là đầu tư, trong dân dã gọi là mua. Bản chất như nhau, chỉ khác nhau ở môi trường sử dụng. Bạn có thể nói: “Tôi đang đầu tư cái SH150i đời mới nhất”. Một công ty có thể nói: “Chúng tôi đầu tư trái phiếu chính phủ.”
. Mức bạn có thể sử dụng hiệu quả: Tiền mượn hay còn gọi là nợ luôn đi kèm một mức lãi suất, tôi gọi là lãi suất vay. Tiền bạn sử dụng làm bất cứ việc gì cũng có mức lãi suất với nó, tôi gọi là lãi suất đầu tư (lãi suất dùng tiền). Vì vậy, tính hiệu quả xác định như sau:
Ví dụ:
Trở lại khái niệm đầu bài của chúng ta:
Nguyên nhân căn cơ của phá sản là: Mượn tiền nhiều hơn mức mình có thể sử dụng hiệu quả.
Có nghĩa là bạn có khả năng tối đa sử dụng hiệu quả 1 tỷ, % lãi suất đầu tư > % lãi suất vay. Vấn đề là bạn lại mượn đến 2 tỷ. Sau khi dùng hiệu quả 1 tỷ rồi, 1 tỷ còn lại bạn chả biết làm gì và cuối cùng bạn lại dùng tiền vào các việc Không hiệu quả, % lãi suất đầu tư <= % lãi suất vay. Hay nói cách khác, 1 tỷ đầu tiên mang thêm tiền về cho bạn, trong khi với 1 tỷ tiếp theo, bạn lại để tiền thâm hụt liên tục. Và thực tế là, trong khi tốc độ mang thêm tiền về đều đều cố định, tốc độ thâm hụt tiền – tiêu tiền – phá tiền là nhanh như chớp. Bạn có thể đắn đo suy nghĩ cả tuần lễ mới tìm ra cách đầu tư 1 tỷ mang lại lợi nhuận, rồi cũng mất hàng giờ đồng hồ hàng ngày quản lý theo dõi khoản đầu tư đó tiến triển ra sao, điều chỉnh thế nào. Tất cả chỉ để mang về một số % chênh lệch từ lãi đầu tư và lãi suất vay. Tuy nhiên, khi dùng tiền không hiệu quả chúng ta có vô số lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng. Thực tế là, lựa chọn dễ dàng là lựa chọn tồi tàng, tồi tàng đến mức không ngờ chính những người khôn ngoan như chúng ta lại làm được.
. Bạn đọc báo thấy một cổ phiếu đang hot, và dồn tiền mua vào, dù chả biết cổ phiếu đó là công ty gì.
. Bay vào mua một lố đất nền “giá rẻ” với tiềm năng tăng giá trong dài hạn.
. Sửa sang nhà cửa, sắm sửa đồ nội thất trong nhà, đi du lịch, đi chơi bời ngốn hết 800tr
. Tậu ngay 1 con ô tô đời mới 1 tỷ bạc, lướt vi vu với lời rao: “Xe này giữ giá lắm, anh cứ chạy đi khi nào cần rồi bán lại cho tụi em. Tụi em sẽ thu giá cao cho anh.”
. Cho bạn bè mượn 500tr
. Đi casino
. Mua hàng sa xỉ
Khoản nợ 1 tỷ đầu tiên khiến bạn giàu lên, trong khi 1 tỷ tiếp theo khiến bạn phá sản. Điều này cũng giống như chế độ ăn hàng ngày của chúng ta vậy. Mọi bữa cơm, bạn đều ăn 2 bát và cảm thấy rất khỏe khoắn trong người. Đến một ngày nọ, vợ bạn vắng nhà, mẹ vợ bạn phụ trách chuyện cơm nước. Vì đã quen với việc nấu ăn cho 6 người con lúc trước, nên mẹ vợ bạn nấu cơm và làm đồ ăn nhiều gấp đôi bình thường. Bạn lại không muốn bỏ dỡ đồ ăn và cơm nên cố ăn cho hết. Mỗi bữa bạn nạp vào 3 tới 4 bát cơm, cùng gấp đôi lượng đồ ăn hàng ngày. Kết quả, sau một tuần bạn tăng 5kg – chủ yếu vùng bụng, cảm thấy mệt mỏi uể oải, làm việc hay vận động không còn linh hoạt tỉnh táo như trước nữa. Hai bát cơm mỗi bữa khiến bạn khỏe khoắn, hai bát cơm tiếp theo khiến bạn mệt mỏi và uể oải. Quay trở lại vấn đề nợ nần, mượn được nhiều tiền hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Quan trọng là sức bạn tới đâu, khả năng bạn dùng tiền hiệu quả tới mức nào. Ăn nhiều hơn khả năng tiêu hóa của cơ thể dẫn tới béo phì, mượn tiền nhiều hơn khả năng sử dụng hiệu quả của bản thân dẫn tới phá sản.
Chính vì vậy, trái với quan niệm phổ biến là: “Càng có nhiều tiền càng giàu”, sự giàu sang thịnh vượng thật sự được định nghĩa là: “Càng kiếm được nhiều tiền càng giàu”. Nếu bạn chỉ chăm chăm huy động vốn – mượn tiền làm tăng số lượng tiền mặt bạn tích lũy thì điều đó chỉ khiến bạn “có vẻ” giàu có. Và đi cùng với nó là “tiềm năng phá sản”. Trong khi bạn chỉ có khả năng kiếm thêm tiền từ khoản nợ 10 tỷ, tại sao bạn lại mượn 20 30 hay thậm chí cả 100 tỷ. Làm sao bạn tiêu hóa hết số tiền đó trong khi túi của bạn chỉ có ba gang. Hãy tự lượng sức mình, liệu cơm gắp mắm. Khả năng tới đâu, chúng ta chỉ nên mượn tới đó, tuyệt đối không mượn nhiều hơn.
Tóm lại, phá sản là tình trạng mượn nợ 10 đồng mà chỉ làm sinh lợi được 1 đồng, 9 đồng còn lại đầu tư sai lầm, tiêu xài hoang phí cứ như ném tiền qua cửa sổ hay đốt tiền nấu trứng vậy. Kết cục, chắc chắn phá sản. Ngay cả Công tử Bạc Liêu, giàu nứt đố đổ vách còn làm tiêu tán gia sản gia đình nhanh như chớp thì chúng ta – những người bình thường, làm sao tránh khỏi kết cục chi xài quá tay như vậy. Bài học: “Chỉ mượn đủ số tiền mình làm sinh lợi được!”